Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Lương Vũ Sinh - Tác Giả Tác Phẩm - Phần 6 : Thi Tinh Họa Ý

Lương Vũ Sinh nhà bác học đa tài , không những tinh thông văn sử mà thơ , từ , câu , đối đều hay . Thơ và từ của ông thuộc loại giai phẩm mà đối liễn thì ông là chuyên gia , người viết ( tức tác giả ) từng xem chuyên tập đối liễn của ông và thấy ông cùng tinh diệu .

Nói rằng tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là sách tài tử không hề quá đáng . Chỉ cần xem hồi mục , bài thơ ( hoặc từ ) mở đầu , bài từ hoặc thơ kết vị trong sách của ông thì đã thấy được những điều ấy . Ở phương diện này Kim Dung đành chịu thua ( cam bái hạ phong ) . Vô luận là thơ , là từ , là đối liễn trong sáng tác và trong rèn luyện Kim Dung đều không thể sánh nổi Lương Vũ Sinh . Các tác giả võ hiệp đương đại khác càng không sánh nổi .

Tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đã giữ được hình thức của một thuyết thư truyền thống , tức là lấy cặp câu đối làm đề mục từng hồi , mở đầu và kết vĩ mõi hồi đều có thơ hoặc từ , một mặt là vì tôn trọng truyền thống vì thế mà khiến các độc giả lớn tuổi ở nước ngoài cảm thấy thân thiết , mặt khác e rằng do ông tinh thông khoa này , không nhịn được nên phải phát huy sở trường .

Thơ , từ , đối liễn trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh có giá trị thẩm mỹ độc lập , đã trở thành một đặc điểm lớn trong tiểu thuyết của ông , người tri âm không thể không thưởng thức .
Trước hết hãy xem các câu đối liễn làm hồi mục ; hay nhất là trong Thất kiếm hạ thiên sơn . Chẳng hạn :

Mục Dã phi sương , bích huyết kim qua thiên cổ hận ;
Băng Hà tẩy kiếm , thanh loan khiết mã nhất sinh sầu .
( Hồi thứ 25 )

Tâm nguyện nan thường , nhất chỉ đoạn trường sâu tuyệt tái ;
Tình hoài y cựu , thập niên u mộng cẩm mê cung .
( Hồi thứ 28 )

Lại chẳng hạn như hồi mục trong sách Bình tung hiêp ảnh :
Danh sĩ hí nhân gian , diệc cuồng diệc hiệp ;
Kỳ hành mai lưu tục , năng khốc năng ca .
( Hồi thứ 5 )

Cổn cổn đại giang lưu , anh hùng huyết lệ ;
Du du trường dạ mộng nhi nữ tình hoài .
( Hồi thứ 9 )
Đối liễn làm hồi mục trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh vừa đối vừa chỉnh , rất phù hợp với tình tiết kết cấu câu chuyện trong từng hồi đem đến cho người đọc hứng thú thẩm mỹ , vừa cố sức vang vọng sâu xa , theo người đọc suốt từng hồi .

Bây giờ xem các bài từ .
Mở đầu Bạch Phát ma nữ truyện là bài từ theo điệu Tấm viên xuân :

Nhất kiếm Tây lai ,
Thiên nham cũng liệt ,
Ma ảnh tung hoành ,
Vấn minh kinh phí đài ,
Bồ đề phi thụ ,
Cảnh do tâm khởi ,
Khả đắc phân minh ?
Thị ma phi ma,
Thị quỷ phi quỷ ,
Yếu đãi giang hồ hậu thế bin .
Thả thu thập ,
Thoại anh hùng nhi nữ ,
Tiêu tự nhân tình ,
Phong tuyết ý khí tranh vanh ,
Khinh phất bàn sương Vũ mị sinh .
Thán giai nhân tuyệt đại ,
Bạch đầu vị lão ,
Bách niên nhất nặc ,
Bất phụ tâm minh .
Đoản sử tài hoa ,
Trường thi tá hữu ,
Thi kiếm niên niên tổng ức khanh .
Thiên sơn hạ ,
Khán long xà bút tẩu ,
Mặt bát nam minh .

( Tạm dịch theo nguyên điệu )
Một kiếm tây sang ,
Ngàn non đổ sập ,
Bóng ma tung hoành ;
Hỏi đâu đài gương ,
Bồ đề đâu tá ,
Cảnh từ tâm khởi ,
Sao giải cho rành ?
Là ma , chẳng phải ma ,
Chẳng ma lại là ma ,
Đành đợi giang hồ hậu thế binh .
Tạm góp chuyện
Kể anh hùng nhi nữ ,
Trước hãy kể ân tình .
Gió tuyết ngút trời chênh vênh ,
Phơ phất như sương vẻ đẹp sinh ,
Than giai nhân tuyệt sắc ,
Chưa già đầu đã bạc ,
Trăm năm lời hẹn ước ,
Chẳng phụ mối chung tình .
Cuốc ngắn dài vơi rượu ,
Thơ kiếm bao năm vẫn nhớ nàng .
Thiên sơn đỉnh
Ngắm long xà vung bút .
Mực tưới khắp trời nam .
 
Làm một bài từ có thể không khó khăn lắm , cái khó là một bài từ mở đầu câu khái quát nội dung toàn sách , hình tượng nhân vật chính và vận mệnh của nó , từ đó mà thành đề cương cho toàn tác phẩm . Cái khó hơn nữa , là bài từ phải hay , làm rung động người đọc , mà đọc riêng bài từ vẫn có ý vị , quấn quýt trong tâm hồn người đọc chẳng hề quên . Bài từ trên , nếu như đọc xong toàn sách rồi đọc lại từ có thể thấy hay :
Cuốc ngắn trồng hoa
Thơ dài vơi rượu
Thơ kiếm bao năm vẫn nhớ nàng ...

Những lời ngậm ngùi ấy hẳn làm ta rưng lệ .

Lại thử xem bài từ kết thúc . Chẳng hạn như bài từ theo điệu Cán Khê sa kết thúc tiểu thuyết Thất Kiếm hạ thiên sơn :

Dĩ quán giang hồ lãng du,
Thả tương ân oán thuyết tùng đầu.
Như triều ái hận tổng nan hưu .
Hãn hải vân yên mê vọng nhãn ,
Thiên Sơn kiếm khí đãng hàn thu ,
Nga My tuyệt tái hữu nhân sầu .

( Tạm dịch theo nguyên điệu :
Đã khắp giang hồ gót lãng du ,
Hãy đem ân oán kể từ đầu.
Ngọn triều thương giận vẫn tuôn trào
Hãn hải khói mây che tầm mắt ,
Thiên Sơn ánh kiếm quét tàn thu ,
Nga My quan ải có ai sầu .


Bài từ mở đầu bài thường dài, bài từ kết thúc thường ngắn, đó là quy luật . Bài trường ca mở đầu , đoản điệu ngắn kết thúc , đều có dư vị vô cùng; khiến người ta trong lúc đọc cứ ngoảnh đầu nhìn lại . Lần giở từng trang , gửi gắm tấm lòng .

Ngoài đối liên làm hồi mục , những bài từ mở và kết từng hồi , trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh còn rất nhiều thơ , từ , khúc , ca ( dân ca ) liên quan đến nhân vật . Nếu nhân vật là nhà thơ hoặc từ gia nổi tiếng ( như Lý Bạch , Nạp Lan Tính Đức ( Dung Nhược ) thì thơ hay từ đều là của chính họ , nếu nhân vật hư cấu thì đương là Lương Vũ Sinh phải sáng tác thơ , từ cho chính nhân vật của mình .
Chẳng hạn như tỏng tiểu thuyết Tán hoa nữ hiệp , Thiết Kính Tâm yêu Vu Thừa Châu , tình không sao bày tỏ được , bèn làm một bài từ theo điệu Cán Khê sa :
Vọng lý thanh sơn tiếp thuý vi ,
Vô tình phong tự tống triều quy ,
Tiền Đường giang thuỷ trướng tà huy .
Ngã tự giang triều lai hựu khứ ,
Quân như âu lộ trục ba phi ,
Nhân sinh tri kỷ tổng tương vi .

( Tạm dịch theo nguyên điệu :
Ngắm mãi thanh sơn tiếp thuý vi ,
Vô tình ngọn gió cuốn triều đi ,
Tiền Đường sóng gợn luyến tà huy .
Ta tự sóng triều dào dạt vỗ ,
Người như cánh nhạn dập dìu phi ,
Đời người tri kỷ phụ nhau chi .


Bài từ này quả là hay , tri kỷ thường phải xa cách . Bài từ làm tặng Vu Thừa Châu nhưng Vu Thừa Châu lại không đọc được mà Mộ Yến lại đọc được , Mộ Yến vốn phải lòng Thiết Kính Tâm , được bài từ này , cho là để tặng mình , vô cùng vui mừng , tự thấy mình cũng phải làm bài từ theo điệu Cán Khê sa để tặng chàng .

Tửu lệnh thi tàn mộng vị tàn ,
Thương tâm minh nguyệt ỷ lan can ,
Tư quân du du cẩm khâm hàn .
Chỉ xích thiên thai bằng mộng tiếp ,
Ức lai duy bả cựu thi khan ,
Kỷ thời huề thủ nhập Trường An .

( Tạm dịch theo nguyên điệu :
Chuốc rượu thơ tàn mộng chẳng tàn ,
Đau lòng trăng tỏ tựa lan can ,
Nhớ chàng mòn mỏi lạnh gối chăn .
Gang tấc - chân trời mơ gặp gỡ ,
Nhớ nhung đành mở đọc thơ chàng , 
Bao giờ sánh bước đến Trường An .
)

Ngoài làm thơ , điền từ , trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh còn có nhiều hoàn cảnh khiến nhân vật phải cất lời ca , thường đó là những bài dân ca rất phù hợp với cảnh ngộ và tâm tình nhân vật .
Đây là đặc điểm quan trọng trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh nhưng nhiều người đọc không cảm nhận nổi bèn bỏ qua , chỉ xem tình tiết câu truyện phát triển như thế nào , thực làm phụ lòng tác giả , nhưng cũng chẳng trách họ được . Phần lớn người ta thích chuyện là chứ mấy ai đến với tiểu thuyết võ hiệp tìm thi từ .

Những câu chuyện cũng có nhiều cách kể . Cũng là câu chuyện ấy để cho những người khác nhau , dùng những thứ ngôn ngữ khác nhau để kể , tình tiết tuy không khác nhau lắm nhưng ý vị thì rất khác nhau .

Nói rằng tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là sách tài tử không chỉ vì thơ , từ , đối liễn hay mà quan trongk hơn là , vì tiểu thuyết của ông có chủ đề cao thượng , hình thức ưu mỹ .
Dù là tự sự bình thường thì vẫn rất chú ý từ , đặt câu , cố gắng tạo nên ý cảnh ưu nhã .

Các tác phẩm của Lương Vũ Sinh là Kiếm hiệp dã sử, trong www.bwsk.net có đăng 34 bộ bằng tiếng Hoa, được sắp xếp theo thứ tự lịch sử các triều đại TQ như sau:

Ðường triều: Nữ đế kỳ anh truyện, Ðại đường du hiệp ký, Long phụng bảo thoa duyên, Tuệ kiếm tâm ma.

Tống triều: Vũ lâm thiên kiêu, Cuồng hiệp-thiên kiêu-ma nữ, Phi phụng tiềm long, Minh đích phong vân lục, Phong vân lôi vũ.

Minh triều: Hoàn kiếm kỳ tình lục, Bình tung hiệp ảnh lục, Tán hoa nữ hiệp, Liên kiếm phong vân lục, Hãn hải hùng phong, Quảng lăng kiếm.

Thanh triều: Tái ngoại kỳ hiệp truyện, Bạch phát ma nữ truyện, Thất kiếm hạ thiên sơn, Giang hồ tam nữ hiệp, Băng phách hàn quang kiếm, Băng xuyên thiên nữ truyện, Vân hải ngọc cung duyên,
Băng hà tẩy kiếm lục, Phong lôi chấn cửu châu, Hiệp cốt đan tâm, Du kiếm giang hồ, Mục dã lưu tinh, Ðàn chỉ kinh lôi, Tuyệt tái truyền phong lục, Kiếm võng thần ti, Huyễn kiếm linh kỳ, Vũ đương nhất kiếm, Long hổ đấu kinh hoa, Thảo mãng long xà truyện

Lương Vũ Sinh - Tác Giả Tác Phẩm - Phần 5 : Thế Giới Tình Cảm

Như chúng ta đã nhiều lần đề cập , tình cảm đã thành một nguyên tố quan trọng của tiểu thuyết võ hiệp hiện đại , từ tình hiệp Vương Độ Lư ( tác giả tiểu thuyết Ngoạ Hổ Tàng Long ) chữ tình không bao giờ dứt được trong tiểu thuyết võ hiệp . Hầu như các tiểu thuyết võ hiệp tân phái đều nói đến tình yêu . Điều này khác với tiểu thuyết võ hiệp thời cổ ( như kiệt tác Thuỷ Hử chẳng hạn ) , từ đó có thể thấy được bước tiến của thời đại . Đã có Vương Độ Lư mở đường lại có nhiều tác phẩm tiếp bước thì sao lại có một thế giới tình cảm đặc sắc trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh nữa đây ?

Nhìn bề ngoài , sự miêu tả tình cảm trong tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh có vẻ không khác gì các tác giả khác . Có khác chăng thì cũng chỉ là ông giữ vững chính sách , thậm chí còn khá bảo thủ . Chuyện tình trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh giữ vững quy phạm văn hoá đạo đức truyền thống phát hồ tình , chỉ hồ lễ ( phát ra từ tình , dừng lại ở lễ nghĩa ) ôn nhu đôn hậu , đẹp đẽ thanh nhã . Khác với nhiều tác giả sau này miêu tả sắc , dục lấn át cả tâm , tình để câu độc giả . Chuyện tình trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là tình cảm có tính chất tâm linh , tinh thần chứ không phải là xung động tình dục , là cái đẹp của tình yêu , chứ không phải bản năng tầm thường . Vì thế mà ông viết về tình yêu rất đẹp , rất thuần khiết . Chính vì thế mà tình cảm trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh luôn luôn được tác giả tiết chế , khí phách hiệp sĩ và tình yêu dịu dàng .

Nhưng đó vẫn chưa là đặc điểm thực sự của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh .

Cái độc đáo của chuyện tình trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đưọc thể hiện thực sự ở :
1 . Sự trân trọng đối với tình yêu , trở thành linh hồn chân chính của sáng tác tiểu thuyết võ hiệp .
2 . Tôn trọng phụ nữ - trong tiểu thuyết không những đã thực hiện nam nữ bình đẳng mà thậm chí còn có vẻ âm thịnh , dương suy .
3 . Có sự khám phả tâm linh khiến thế giới tình cảm trong tiểu thuyết võ hiệp hiện ra nhũng cảnh quan kỳ diệu khác với trong tác phẩm của những tác giả khác .

Trước hết nói về tôn trọng tình yêu .

Coi đây là một đặc điểm của chuyện tình trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh có vẻ như khó thuyết phục . Sao lại coi sự tôn trọng tình yêu là một đặc điểm ? Thế nào gọi là tôn trọng tình yêu ? Những người thực sự am hiệp tiểu thuyết võ hiệp phái mới sẽ dễ dàng hiểu rằng : tuy tác giả nào cũng viết về tình yêu nhưng thực sự tôn trọng tình yêu thì chẳng có mấy người . Đây có lẽ là một tập quán sáng tác tiểu thuyết thông tục , và có lẽ cũng là đặc tính của dân tộc Trung Quốc . Phần lớn tác giả tả tình chỉ theo 2 loại ; một là tả quan hệ tình dục , sắc dục ; hai là hôn nhân . Dù loại nào cũng đều không coi là việc chính , mà chỉ xem nó như gia vị . Vì thế mà tình yêu không được coi là việc chính được viết ra một cách hời hợt , không ra ngoài mấy công thức : trai tài gái sắc , một nam nhiều nữ , tình hận triền miên , nhiều nàng về một tay chàng , một số ít tác phẩm thì chán chường chia tay .

Sự tôn trọng tình yêu trong tiểu thuyết võ hiệp trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh biểu hiện ở :
1 . Rất coi trọng tuyến tình yêu trong tác phẩm và phần lớn trở thầnh tình tiết quan trọng , có một số thậm chí thực sự trở thành tuyến chính áp đảo cả nội dung võ hiệp .
2 . Sự tôn trọng tình yêu chính là sự tôn trọng tình cảm của nhân loại , tôn trọng con người và cá tính của con người . Lương Vũ Sinh tả tình từ góc độ con người và tả con người từ góc độ tình cảm , thái độ tình cảm của nhân vật trở thành một nguyên tố quan trọng biểu hiện cá tính của nó , thậm chí trở thành hạt nhân của cá tính . Từ đó , sự miêu tả tình cảm trở thành ấn tượng đầy xúc động , khó quên trong tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh .

Về sự tôn trọng nữ giới . Xem ra đây cũng là một vấn đề quái lạ , có vẻ như không liên quan gì đến chuyện tình . Nhưng , nếu như không tôn trọng nữ giới thì làm sao có thể tôn trọng và miêu tả được những mối tình tốt đẹp ? Sự áp chế đối với tình yêu trong văn hoá truyền thống Trung Quốc thể hiện thái độ áp bức và khinh rẻ phụ nữ , từ đó mà trong tâm lý nam giới có rất nhiều những quan niệm xấu xa bẩn thỉu . Thái độ với phụ nữ như thế nào chính là thước đo trình độ văn hoá , văn minh của xã hội , cũng là thước đo trình độ văn hoá của người đàn ông . Sự không tôn trọng phụ nữ trong văn hoá truyền thống Trung Quốc đã ảnh hưởng đến thành tựu sáng tác của rất nhiều danh gia tiểu thuyết võ hiệp đương đại .

Chẳng hạn như hai danh gia Đài Loan nổi tiếng như Cổ Long và Ngoạ Long Sinh , hai vị nòi rồng này trong tiểu thuyết của mình tất nhiên cũng tả tình yêu , tả nữ giới , thậm chí viết đến mức nữ mạnh nam yếu ( Như trong tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh ) , nhưng từ trong sâu thẳm tâm linh của họ lại không tôn trọng phụ nữ . Câu danh ngôn của Cổ Long là anh em như tay chân , đàn bàn như áo mặc , vì thế mà Lý Tầm Hoan đã đem người yêu mình là Lâm Thi Âm tặng cho bạn là Long Thiếu Vân ; cũng vì thế mà Sở Lưu Hương đến đâu cũng chỉ lưu hương mà chẳng lưu tình . Câu danh ngôn của Ngoạ Long Sinh là hồng nhan là tai hoạ , vì thế mà các giai nhân tuyệt sắc chỉ toàn gây hoạ cho võ lâm.

Những tác giả khác ta không cần dẫn chứng thêm nữa.

Còn Lương Vũ Sinh trong tiểu thuyết của mình luôn đặt nam nữ trong mối quan hệ bình đẳng . Chính vì thế mà ông mới có thể viết nên được những tác phẩm đề cao nữ giới như : Bạch Phát ma nữ truyện , Giang hồ tam nữ hiệp , Tán Hoa nữ hiệp , Băng Xuyên thiên nữ truyện , Nữ đế kỳ anh lục , Cuồng hiệp . Thiên kiêu . Ma nữ , ....

Hình tượng nữ giới dưới ngòi bút của Lương Vũ Sinh xứng đàng là nhất tuyệt . Nữ giới trong lòng và trong sách của Lương Vũ Sing không phải là gia vị mà cũng không phải sinh ra vì tình , họ tự có giá trị nhân sinh độc lập và có mục tiêu của mình . Như đã nói , những hình tượng như Bạch Phát ma nữ , Phi Hồng Cân , Lữ Tứ Nương , Phùng Anh , Phùng Lâm , Băng Xuyên Thiên Nữ và Lệ Thắng Nam xứng đáng là những hình tượng nghệ thuật thành công nhất trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh .

Nếu sau một đêm trắng bạc cả mái đầu , Luyện Nghê Thường mới bắt đầu thực sự quyết tâm tìm lại một cuộc sống mới và mục tiêu giá trị ngoài tình yêu ; hai hình tượng phục cừu Lữ Tứ Nương và Lệ Thắng Nam với khí thế không kém bậc tu mi của họ đã chứng minh một cách sinh động và sâu sắc cho giá trị của nhân sinh của nữ giới ; thì Nữ Đế Kỳ anh lục lại tiến thêm một bước , khẳng định về mặt lý luận đối với giá trị tôn nghiêm của nữ giới . Lương Vũ Sinh đã lật lại bản án , chiêu tuyết cho vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc , tác giả đã tốn rất nhiều công phu bút mực để tranh luận , bênh vực cho Võ Tắc Thiên . Trong bộ sách này , không có hình tượng nam giới nào sánh nổi với Nữ Đế và Kỳ anh , kể cả danh nhân Địch Nhân Kiệt cũng không sánh nổi . Do đó chúng ta có thể phát hiện ra bí quyết thành công của hình tượng nữ giới trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là đem lại cho họ nhân cách độc lập và giá trị thẩm mỹ độc lập , để cho ánh sáng nhân tính và linh hồn họ toả sáng một cách tự nhiên .

Hình tượng nữ giới trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh toả sáng còn do một nguyên nhân nữa , đó là những hình tượng nữ giới này ít khi bị trói buộc bởi lễ giáo truyền thống và những quy ước hiệp nghĩa , từ đó mà họ ngây thơ phóng khoáng , dám nghĩ dám làm , biểu hiện một cách tự nhiên giá trị tôn nghiêm và tài trí của nữ giới , đồng thời cũng biểu hiện rõ ràng đặc trưng khí chất và tâm lý cá nhân , tránh được sự khái niệm hoá và công thức hoá . Bi kịch tình yêu của các nhân vật như Bạch Phát ma nữ , Lữ Tứ Nương , Lệ Thắng Nam là rất sâu sắc nhưng tính cách và hình tượng của họ đã để lại ấn tượng còn sâu sắc hơn trong lòng người đọc . Điều này đáng để chúng ta phải suy nghĩ .
Lại nói về tôn trọng tâm linh .

Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác xưa nay vẫn là vấn đề hạt nhân của câu chuyện tình yêu . Lương Vũ Sinh coi trọng linh hồn mà coi nhẹ thể xác , như vậy xem ra có phần bảo thủ , có vẻ như không hợp khẩu vị phóng túng của con người ngày nay , càng không hợp với những độc giả muốn tìm cái hứng thú tầm thường . Ngược lại , có lẽ chính vì như vậy mà sự miêu tả tình cảm thuần tuý của Lương Vũ Sinh đem đến ý vị và tình điệu cổ điển và khiến cho tác phẩm của ông trở nên đáng trân trọng . Huống nữa còn có những sự chế ước của tinh thần dân tộc và truyền thống văn hoá . Chúng ta đương nhiên là cần chặt đứt gông xiềng nhưng không thể từ cực đoan này chuyển sang cực đoan khác .

Đặc sắc của chuyện tình trong tiểu thuyết võ hiệp Lương Vũ Sinh là ở sự tôn trọng thế giới tâm linh , và ở chỗ ông có cái nhìn thấu thị , và hiểu rõ thế giới tinh thần của con người đồng thời có khả năng biểu đạt tinh diệu . Nếu không tôn trọng tính chủ thể của nhân vật và tính độc đáo trong tâm linh của nó thì đương nhiên khó lòng viết được nên thế giới tình cảm tinh diệu đến thế .

Chúng ta từng đề cập tới tình yêu của Luyện Nghê Thường và Trác Nhất Hàng cũng là bi kịch của mối tình ấy . Đây không phải kiểu nhất kiến chung tình ( yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên = tiếng sét ái tình ) như trong các tiểu thuyết khác , cũng không phải do sự trêu cợt của số phận mà có cơ sở tâm lí và căn cứ vào tính độc đáo . Sở dĩ , Luyện Nghê Thường yêu Trác Nhất Hàng là vì xuất thân đặc biệt của nàng . Đó là cô gái côi cút gửi thân chốn lục lâm làm thảo dã bỗng gặp một chàng trai phong độ nho nhã , một công tử giàu sang hào hoa , hỏi sao co khỏi sinh niềm khát vọng và ái mộ , bởi vì đó là những điểm mà nang thiếu và chưa thấy bao giờ . Cái thì hiếm thì quý , cái gì ít thấy thì lạ .

Nguyên nhân xui nên sự khát vọng và ái mộ của nàng chính là do sự khác nhau về thân phận , địa vị , do sự khác biệt và hấp dẫn của tính cách . Mà sự khác biệt này cũng chính là cái mầm của bi kịch . Ngược lại , Trác Nhất Hàng yêu Luyện Nghê Thường cố nhiên là vì nàng xinh đẹp , trong sáng và thông tuệ lại càng đáng yêu hơn vì nàng tự tại , hào hiệp , dũng cảm và nhiệt tình - đây cũng lại chính là những điều Luyện Nghê Thường thiếu , cũng là những điều không thể có trong thế giới của chàng . Về cơ bản , tình yêu của họ là niềm mơ ước và hướng về bờ bên kia ( bỉ ngạn ) , là khát vọng và ái mộ đối với một cuộc đời khác . Thế nhưng cũng chính vì vậy mà bi kịch giữa Luyện Nghê Thường và Trác Nhất Hàng mới nảy sinh : Luyện Nghê Thường không thể trở thành thục nữ ; nàng vẫn giữ bản tính chủ động , tự trọng và tự do . Trác Nhất Hàng càng khó trở thành hảo hán , chàng không thể không bị động , do dự , nhu nhược . Sự khác biệt và đối lập của 2 bên đã khiến họ yêu nhau thì càng khiến họ không có cách gì sang được bờ bên kia . Nguyên nhân căn bản không phải ở vận mệnh oái oăm mà là ở sự tỉnh thức của tâm linh và sự lựa chọn ở lẽ sống .

Lại nói về Vân hải ngọc cung duyên . Gần suốt bộ sách chỉ toàn viết về Kim Thế Di ái mộ và theo đuổi Cốc Chi Hoa , chán ghét và lẩn tránh Lệ Thắng Nam ; nhưng đến cuối cùng , khi Lệ Thắng Nam đã chết , ngọn bút của tác giả bỗng nhiên xoay chuyển .

Dưới nấm mồ này là Lệ Thắng Nam , người mà chàng đã từng thương xót , căm giận lại cũng từng yêu mến . Khi nàng còn sống , chàng không hề biết rằng người yêu mình lại chính là nàng , khi nàng chết chàng mới phát hiện ra điều này . Bây giờ chàng mới biết trước đây chàng luôn luôn cho rằng người yêu mình là Cốc Chi Hoa , thực ra tình yêu ấy lý trí nhiều hơn tình cảm , bởi chàng biết Cốc Chi Hoa sẽ là người vợ tốt . Nhưng tình cảm của chàng đối với Lệ Thắng Nam lại nảy sinh từ chỗ không ngờ , cũng có thể nói tình cảm mãnh liệt bất chấp tất cả của Lệ Thắng Nam cuốn hút chàng .

Đây là một sự xoay chuyển tuyệt diệu , khiến người ta phải sững sờ , hoặc bỗng dưng sực tỉnh , hoặc thẫn thờ nghĩ ra : Thế giới tình cảm , tâm linh của con người hoá ra lại phức tạp , bí ẩn đến chính bản thân mình cũng không hiểu rõ .

Chính thế ! Tình cảm của nhân loại thật là phi lý tính , thật khó là nắm bắt , cho nên mới nói rằng tình yêu khiến người ta mù quáng . Sự nâng đỡ của lý trí đối với tình yêu , thậm chí chi phối cả cách lựa chọn tình yêu của lý trí rốt cuộc là điều may mắn hay nỗi bất hạnh đối với nhân loại và đối với mỗi cá nhân , cũng thật khó nói . Huống chi tâm linh của con người phức tạp và thâm thuý , tình cảm lại là sự biến động tiềm ẩn trong thế giới phi lý tính , ý thức của con người khó lòng nắm bắt được tiềm ý thức , càng khó lòng dùng thước đo lý tính bình thường để đo lường . Nói rằng đoạn này viết rất diệu vì nó phơi mở trước mặt ta tầng sâu thẳm tâm linh của Kim Thế Di và khiến cho ý nghĩa thẩm mỹ của tác phẩm càng thêm phần sâu sắc . Sự ái mộ và theo đuổi có tính chất lý trí của Kim Thế Di đối với Cốc Chi Hoa còn vì nàng đại biểu cho một lối sống lý tưởng mà chàng không có , lạ một con đường để cải tà quy chánh và một thứ tình cảm diu dàng khiến cho con người ta khao khát . Mà tình cảm bộc phát của Kim Thế Di đối với Lệ Thắng Nam lại là vì chàng đã mất nàng , mới cảm thấy nàng quá chừng quan trọng , bởi vì tất cả những gì của quá khứ đều trở thành kỷ niệm thân thiết . Huống nữa Kim Thế Di với Lệ Thắng Nam vốn là đồng bệnh tương liên , thanh khí tương tầm , tình yêu là oán hận đan xen .

Do nắm bắt một cách chuẩn xác tâm linh của con người và biểu hiện một cách sinh động , chuyện tình yêu và thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đã đạt đến thành tựu cao diệu . Đây cũng là một đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh .

Lương Vũ Sinh - Tác Giả Tác Phẩm - Phần 4 : Cốt Lõi Hiệp Nghĩa

Mãi mãi truy cầu tinh thần nghĩa hiệp là một đặc điểm quan trọng trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh . Ở điểm này ông không những chính thống mà còn bảo thủ , vì thế mà thường bị hiểu nhẩm , cho rằng ông rõ ràng là thuộc phái cũ , thậm chí không theo kịp sự phát triển của thời đại và sự thay đổi khẩu vị của độc giả .

Đây là một vấn đề khá phức tạp .

Bản chất trọng nghĩa của hiệp sĩ trong tiểu thuyết võ hiệp là điều đương nhiên , chí ít là trên phương diện lý luận . Trong tác yếu tố võ , hiệp , tình , kỳ của tiểu thuyết võ hiệp , hiệp đương nhiên là một yếu tố chiếm vị trí quan trọng .

Nhưng trong quá trình phát triển của tiểu thuyết võ hiệp , tình hình lại không như thế . Sự thay đổi tên gọi của tiểu thuyết võ hiệp cũng cho thấy điều đó . Tiểu thuyết hiệp nghĩa là tên gọi đầu tiên , rõ ràng khẳng định trọng điểm là hiệp nghĩa ; tiếp đó lại mạng tên gọi là tiểu thuyết võ hiệp ( là cái tên mà chúng ta đang dùng ở đây ) , cái tên thứ hai này đã hàm ẩn một sự thay đổi vi diệu , tức đặt võ trước hiệp , hiệp đã lùi xuống vị trí thứ hai ( chú thích : thực ra , theo quy luật cấu tạo từ Hán ngữ , trong từ võ hiệpchữ hiệp quan trọng hơn , cũng như từ hiệp nghĩa thì chữ nghĩa quan trọng hơn - tức là : trong một từ ghép thì trọng tâm đứng sau ) ; nhưng sự tình vẫn chưa dừng lại , trong nói năng hàng ngày nhiều độc giả ( thậm chí cả tác giả ) , lại xuất hiện tên gọi tiểu thuyết võ đả ( tiểu thuyết đánh võ . Tên gọi này cũng tương đương với tên gọi truyện chưởng ở miền Nam trước đây ) cũng như tên gọi phim võ trong điện ảnh . Trong những tên gọi này , đến cái bóng hiệp cũng không còn nữa .

Trong thực tế sáng tác của các tác gia , Truyền kỳ võ hiệp bị một số người viết thành truyện truyền kỳ có thêm đánh võ , mà bỏ quách tinh thần hiệp nghĩa ( tinh thần trọng nghĩa của hiệp sĩ ) Tình hình này ở phái cũ cũng có mà phái mới cũng có .

Trong tình hình ấy , Lương Vũ Sinh vẫn kiên trì giữ hiệp là chính , võ là phụ , thậm chí ông cho rằng thà rằng không có võ chứ không thể không có hiệp , võ chỉ là phương tiện , hiệp là mục đích . Thông qua thủ đoạn võ lực mà đạt tới mục đích hiệp nghĩa , điều này biểu hiện rõ ràng qua cá tính và phong cách độc đáo của Lương Vũ Sinh và tiểu thuyết của ông . Đương nhiên Lương Vũ Sinh không phải là người đầu tiên đề xướng tinh thần hiệp nghĩa ( Trong lịch sử Trung Quốc , người đầu tiên đề xướng tinh thần hiệp nghĩa là triết gia Mặc Tứ ( 468 - 376 TCN ) ; người đầu tiên viết về hiệp sĩ là sử gia Tư Mã ( 145 - 90 TCN ) . Có thể xem thêm : Tư Mã - Thiên - Sử ký - Du hiệp truyện và thích khách liệt truyện ) , nhưng kiên trì giữ đạo nghĩa của hiệp sĩ và quán triệt tinh thần ấy trong sáng tác - niềm tin , dũng khí và sự chân thành của Lương Vũ Sinh là đáng trân trọng . Và việc ông dựng nên phong khí hiệp nghĩa của một thời là điều đáng khẳng định .

Có lẽ người cho đây là một chứng cứ về sự thủ cựu của Lương Vũ Sinh . Thực ra đây là sự giữ vững quy phạm ( tức giữ vững quy phạm tinh thần của tiểu thuyết võ hiệp ) chứ không phải là thủ cựu . Bởi vì , đối với tinh thần hiệp nghĩa , Lương Vũ Sinh có quan điểm của mình trên cả 2 phương diện lý luận và sáng tác .

Ông nói :
.... Vậy thì , thế nào gọi là hiệp ? Về điều này có nhiều kiến giải khác nhau . Quan điểm của tôi là : hiệp là hành vi chính nghĩa ! Thế nào gọi là hành vi chính nghĩa ? Về điều này cũng có nhiều quan niệm , tôi cho rằng : đem lại lợi ích cho nhiều người là hành vi chính nghĩa . 
( Lương Vũ Sinh : Từ quan điểm văn nghệ , đánh giá tiểu thuyét võ hiệp - Chuyển dẫn từ La Lập Quần - Lịch sử tiểu thuyết vo hiệp Trung Quốc - Liêu Ninh Nhân dân xuất bản xã )

Ông lại nói :
Tập trung những phẩm chất tốt đẹp của con người ở tầng lớp dưới trong xã hội vào một tính cách cụ thể , khiến cho hiệp sĩ trở thành hoá thân của chính nghĩa , trí tuệ và sức mạnh ; đồng thời vạch trần sự hủ bại và bạo ngược của những nhân vật đại biểu của giai cấp thống trị và phản động , đó chính là tinh thần và tính điển hình của thời đại .
 ( Chuyển dẫn từ La Lập Quân : Lịch sử tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc ) .

Hai đoạn văn trên là do chính Lương Vũ Sinh xác định và giải thích quan điểm của ông về tinh thần hiệp nghĩa nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp . Quan điểm này hiển nhiên là có sự khác biệt với truyền thống , có thể nói đây là một mô thức quan niệm mới mẻ . Lương Vũ Sinh không những luôn luôn nói vậy mà cũng luôn luôn làm vậy . Tinh thần trọng nghĩa của hiệp sĩ , là tinh thần căn bản trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh . Trong tác phẩm của ông , sự đối lập giữa hiệp nghĩa và tà ác không bao giờ mơ hồ . Về phương diện giá trị , sắc thái đạo đức của hiệp sĩ lớn hơn nhân tố cá tính , tinh thần lý tưởng của hiệp sĩ lớn hơn tính chất hiện thực của nó , ý nghĩa giáo dục được gửi gắm trong hình thức giải trí truyền kỳ .

Hiệp trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là những đại hiệp cống hiến và hy sinh cho lợi ích của nhiều người , tức là cống hiến và hy sinh cho Tổ Quốc , dân tộc và nhân dân . Đó là những hình tượng như đại hiệp Dương Văn Thông chiến đấu giúp đỡ dân tộc thiểu số ở xứ Hồi chống bọn bạo ngược , trong tác phẩm Táu ngoại kỳ hiệp truyện , như đại hiệp Trương Đan Phong gạt thù riêng vì nghĩa lớn , khảng khái xả thân vì quốc nạn , cứu giúp nhân dân v...v... Trong tiểu thuyết của mình , Lương Vũ Sinh đã xây dựng hàng loạt những hình tượng đại hiệp như vậy .

Sở dĩ tiểu thuyết Lương Vũ Sinh phải viết với khung lịch sử vì một lý do quan trọng tức là để tạo cho hình tượng đại hiệp trong tác phẩm một vũ đài lịch sử rộng lớn . Chỉ trên vũ đài lịch sử với những xung đột giai cấp , mâu thuẫn dân tộc gay gắt thì nhân vật chính trong tiểu thuyết võ hiệp mới biểu hiện được tinh thần hiệp nghĩa của họ . Những nhân vật hiệp nghĩa dưới ngòi bút Lương Vũ Sinh tuyệt đại là anh hùng yêu nước yê dân trong lịch sử , mà ít có những hiệp khách giang hồ thuần tuý . Đây chính là chỗ khiến cho tiểu thuyét của Lương Vũ Sinh vượt qua những tiểu thuyết hiệp nghĩa truyền thống , đồng thời đây cũng là chỗ khác biệt giữa họ Lương với những tiểu thuyết truyền kỳ đánh võ không rõ chính - tà đương đại .

Lấy tinh thần hiệp nghĩa làm mục tiêu hàng đầu và lý tưởng hình tượng hiệp sĩ - hình tượng hiệp sĩ là mô thức nhân cách đạo đức mới - rất dễ khiến cho người ta nghĩ đến khái niệm hoá , công thức hoá . Đây cũng chính là một vấn đề rất phức tạp trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh .

Nói nó phức tạp vì thực tình là như thế , đồng thời cũng muốn lưu ý các bạn không đọc hoặc không thích Lương Vũ Sinh không nên đơn giản hoá vấn đề này . Đã lý tưởng hoá thì dễ dẫn đến khái niệm hoá , điển hình hoá thì dễ dẫn đến công thức hoá . Tiểu thuyết Lương Vũ Sinh cũng có ít nhiều nhược điểm này .

Nói cụ thể , sự khắc hoạ hình tượng nhân vật chính trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh có 3 đặc điểm đáng chú ý :
 1 . Về loại hình nhân vật , chú ý là nổi bật khí chất cá tính của nhân vật .
2 . Với tiền đề mô thức đó , chú ý miêu tả tính chất giáp ranh của nhân vật .
3 . Trong nhân cách lý tưởng và mô thức đạo đức rất cố gắng miêu tả nhân tính chân thực .

Lương Vũ Sinh kiên trì giữ vững lý tưởng nghĩa hiệp , kiên trì mô thức nhân cách đạo đức đồng thời cố gắng khắc hoạ những cá tính rõ nét và hình tượng sinh động , để cho các nhân vật chính trong quá trình theo đuổi mục tiêu đại nghĩa luôn có biểu hiện thân phận trình độ , cá tính và khí chất của mình . Tác giả đã đặt nhân vật trong những mâu thuẫn xung đột phức tạp khiến cho họ có điều kiện trải qua những kinh lịch và biểu hiện những cá tính khác nhau .

Ví dụ như Dương Văn Thông trong Tái ngoại kỳ hiệp truyện và Lăng Vị Phong trong Thất kiếm hạ Thiên Sơn tuy là huynh đệ đồng môn và cùng thực hiện sự nghiệp giống nhau , theo đuổi mục đích giống nhau , có lý tưởng đạo đức giống nhau nhưng mục đích giống nhau , nhưng cá tính họ hoàn toàn khác nhau . Dương Văn Thông thì nhiệt tình phóng khoáng mà Lăng Vị Phong thì trầm uất dè dặt .

Trương Đan Phong trong Bình tung hiệp ảnh thì tự tin , hài hước , tài hoa ; mà Đoàn Khuê Chương trong Đại Đường du hiệp truyện thì cẩn thận , rụt rè khác hẳn với Trương Đan Phong . Mặc dù họ đều là những anh hùng đại hiệp xả thân vì nước , hết lòng vì dân nhưng tính cách , khí chất thì một người một khác .

Lại chẳng hạn như 3 nhân vật chính trong Giang hồ tam nữ hiệp , tuy sánh vai hành hiệp nhưng khí chất và cá tính họ lại rất khác nhau . Lữu Tứ Nương có khí chất lãnh tụ , quả quyết mà cương nghị , nhiệt tình mà thâm trầm . Phùng Anh thì dịu dàng , sâu lắng , khí phách lỗi lạc hoạt bát . Phùng Lâm thì lại ngây thơ hoạt bát , vui vẻ nghịch ngợm , hơi có chút tà khí .

Thứ nữa , cái gọi là sự khác nhau về mô thức chính là tính chất giáp ranh là chỉ trong sáng tác tuy Lương Vũ Sinh giữ vững tinh thần hiệp nghĩa nhưng không cố chấp . Nếu cho rằng nhân vật chính trong tác phẩm của ông hoàn toàn lag nho giao mẫu mực , khuôn thước của đạo đức thì không đúng . Có các tác phẩm như Bạch Phát Ma Nữ truyện , Vân Hải ngọc cung duyên làm chứng .

Hình tượng Bạch Phát Ma nữ xứng đáng là nhân vật nổi tiếng nhất cũng là hình tượng thành công nhất trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh . Vì nàng vốn là một đứa trẻ hoang dã cho nên vừa ngây thơ trong sáng , dám nghĩ dám làm lại vừa ra tay dữ dội vừa tình cảm sâu sắc si mê vừa cởi mở phóng khoáng lại vừa cố chấp . Bản tính tự nhiên ( hoang dã ) , bản tính xã hội ( ma tính ) và phẩm chất lý tưởng ( nghĩa hiệp ) đã kết hợp một cách tự nhiên và xảo diệu ở nhân vật này .

Coi nàng là một ma nữ một cách đơn thuần hay coi nàng là một hiệp nữ một cách đơn thuần , đều không thoả đáng . Nhìn bên ngoài , nhất là nhìn với con mắt thành kiến thì con người này tính tình dữ dằn hành vi không theo khuôn thước khiến người ta không sao hiểu nổi , rõ ràng là một Ma nữ . Nhìn sâu vào bên trong , với cái nhìn của chân nhân thì lại thấy con người này trong sáng ngây thơ , nhiệt tình chân thật , phẩm hạnh cao khiết , thực sự là một nàng tiên .

Nói tóm lại đây , với tư cách của một chân nhân thì đây là một nhân vật có cá tính rất rõ , lại là một người tình bất hạnh , có số phận bi thảm . Điều thú vị là , hai nhân vật chính khác là Trác Nhất Hàng , đệ tử phái Võ Đang và Nhạc Minh Kha , đệ tử Hoắc Thiên Đồ , trong ấn tượng của chúng ta cũng không phải là hình tượng hiệp sĩ đơn thuần . Trác Nhất Hàng là thư sinh , công tử kiếm kẻ thất tình , tính cách ôn hoà mềm yếu ; Nhạc Minh Kha thì lại là quân nhân , vỗ sĩ kiêm kẻ lánh đời , tính cách khoát đạt và thô lỗ . Sự mềm yếu của Trác Nhất Hàng khiến chàng mất Luyện Nghê Thường , mất tình yêu và hạnh phúc . Sự thô lỗ của Nhạc Minh Kha khiến chàng chưa bao giờ coi trọng tình yêu của Thiết San Hô ; nhưng cái chết của Thiết San Hô khiến chàng đau khổ lánh đời . Sự lựa chọn của ba nhân vật Bạch Phát Ma nữ , Trác Nhất Hàng , và Nhạc Minh Kha đều không theo lẽ thường của hiệp sĩ mà theo đúng cảnh ngộ và sự phát triển của tính cách mỗi con người . Đây là chỗ bất ngờ và độc đáo của tiểu thuyết Bạch Phát Ma Nữ truyện .

Hình tượng Kim Thế Di trong Vân Hải ngọc cung duyên càng khác với những hình tượng hiệp sĩ thông thường . Con người này tính tình quá khích , dám nghĩ dám làm , vừa chính vừa tà , cũng là một trong những nhân vật thành công của Lương Vũ Sinh . Sự chuyển biến và phát triển tính cách của nhân vật này là một trong những đoạn thành công nhất trong tiểu thuyết của ông . Bởi thế nhiều người coi Vân hải ngọc cung duyên là mộ tác phẩm lạ của Lương Vũ Sinh . Những điều ấy đủ để chứng tỏ rằng không thể đánh giá tiểu thuyết Lương Vũ Sinh 1 cách đơn giản .

Bà là , tuy trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh thiện ác phân minh nhưng cũng có những vùng giáp ranh và vùng trung gian . Ngoài sự đánh giá về đạo đức , Lương Vũ Sinh chưa bao giờ quên đặc trưng và sự ảo diệu của nhân tính . Điều này cũng khiến chính và tà trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh cũng không cứng nhắc và nhất thành bất biến như trong tiểu thuyết võ hiệp của tiền nhân . Hình tượng Võ Đang Tứ lão trong Bạch Phát Ma Nữ truyện có thể thuyết minh điều này : Họ xuất thân từ danh môn chính phái , nhưng trong cái nhìn của Luyện Nghê Thường ( nhất là so sánh với nàng ) thì lại ngôn ngữ vô vị , mặt mũi đáng ghét nguyên nhân là ở sự khiếm khuyết trong tâm lý , tính cách của họ , tức tự cho mình là phải , ích kỷ hẹp hòi , coi rẻ người khác , trong đó hình tượng của Bạch Thạch Đạo Nhân là nổi bật nhất . Còn những lời ăn năn của Mộ Dung Thuỳ , sự tỉnh ngộ và trở về của Lý Thiên Dương thì viết rất có tình có lý khiến người đọc cảm động sâu sắc .

Điều đó chứng tỏ : Vô luận là người thuộc chính phái hay tà phái đều không thể bình luận một cách đơn giản , lấy danh thay cho thực . Sự chính và tà của mỗi người không phải do môn phái hay nghề nghiệp quyết định , mà do hành vi và sự chọn lựa lối sống của họ . Dù là sự ích kỷ của Bạch Thạch Đạo Nhân hay là sự cải tà quy chánh cua Lý Thiên Dương đều là chứng minh cho nhân tánh .

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Lương Vũ Sinh - Tác Giả Tác Phẩm - Phần 3 : Khung Lich Sử


Lương Vũ Sinh tinh thông lịch sử và văn học Trung Quốc , lúc thiếu thời từng được sự dạy dỗ của các chuyên gia về sau lại viết tiểu phẩm về sử với bút danh Lương Tuệ Như , đó là một tư liệu quan trọng để lý giải đặc sắc của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh .

Điều có thể chứng minh được vấn đề đương nhiên là phải ở bản thân tác phẩm của ông . Ngay từ khi mới bắt tay sáng tác , Lương Vũ Sinh đã định vị trí cho tiểu thuyết của mình , đó là phát huy sở trường học vấn , viết truyền kỳ lịch sử hoặc lịch sử truyền kỳ . Sử mà kỳ , kỳ mà sử , lấy sử để chở kỳ hoặc lấy kỳ bổ sung sử , đặc sắc ấy đã trở thành mô thức tự sự cơ bản trong sáng tác tiểu thuyết Lương Vũ Sinh . Có thể nói tự sự trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh được xây dựng trong cái khung lịch sử và được hoàn thành trong tầm nhìn lịch sử .

Có cách làm chứng :

Hai bộ tác phẩm đầu tiên của ông tức Long hổ đấu Kinh Hoa và Thảo mãng long xà truyện đã lấy phong trào Nghĩa Hoà đoàn nổi tiếng cuối đời Thanh làm bối cảnh và tuyến tự sự . Hai bộ tiểu thuyết này phản ánh sự lựa chọn khó khăn giữa phản Thanh , diệt Dương ( chống Thanh , diệt Tây ) và phù Thanh , diệt Dương ( phò Thanh , diệt Tây ) của các anh hùng thảo dã và nghĩa sĩ Hán Tộc , và số phận lịch sử có tính bi kịch của phong trào Nghĩa Hoà đoàn . Đây là chỗ khác biệt rõ ràng so với tiểu thuyết võ hiệp trước kia . Đồng thời , viết về phong trào Nghĩa Hoà đoàn có cái khó là thời gian không dài , lại thêm trước pháo súng dài , các cao thủ võ nghệ siêu quần truyền thống không thẻ đóng vai trò chính trong vũ đài lịch sử .

Tiếp theo , một loạt tiểu thuyết trong chùm Thiên Sơn hệ liệt gồm Tái ngoại Kỳ hiệp truyện, Thất Kiếm hạ Thiên Sơn , Giang hồ tam nữ hiệp , Băng hà tẩy kiếm lục , Băng xuyên thiên nữ truyện , Vân hải ngọc cung duyên , Hiệp cốt đan tâm , Mục dã lưu tình lại viết về những biến động lịch sử từ đầu cho đến giữa đời Thanh .

Các tiểu thuyết Bạch phát ma nữ truyện , Hoàn kiếm kỳ tình lục , Bình tung hiệp ảnh , Tán hoa nữ hiệp , Liên kiếm phong vân lục là viết trên bối cảnh lịch sử triều Minh .

Các tác phẩm Cuồng hiệp . Thiên kiêu . Ma nữ , Minh đích phong vân lục , Hãn hải hùng phong , Phong vân lôi điện , Võ lâm thiên kiêu , Phi thượng tiềm long là viết về mâu thuẫn dân tộc và xung đột lịch sử phức tạp thời Liêu , Kim , Tống , Nguyên .

Các tiểu thuyết Đại Đường du hiệp truyện , Long phượng bảo thoa duyên , Tuệ kiếm tâm ma , Nữ đế kỳ anh lục là truyền kỳ lịch sử đời Đường .

Nói rằng tiểu thuyết Lương Vũ Sinh lấy lịch sử làm khuôn , hoàn toàn không phải không phải là cách nói tuỳ tiện mà hoàn toàn có căn cứ :

1 . Mỗi bộ tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đều có bối cảnh lịch sử rõ ràng .

2 . Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh phần lớn là lấy những sự kiện lịch sử quan trọng làm cái khung cho cốt truyện .

3 . Những nhân vật lịch sử xuất hiện trong tiểu thuyết , có người là nhân vật chính tác phẩm , từ Võ Tắc Thiên , Đường Huyền Tông , Ung Chính , Càn Long , Từ Hy thái hậu đến các đại thần như Chử Toại Lương , Vu Khiêm , Nạp Lan Minh Châu cho đến các thi nhân từ gia như Lý Bạch , Hạ Tri Chương , Nạp Lan Dung Nhược đến các lãnh tụ khởi nghĩa như Lý Tự Thành , Tương Đức Thành , Tào Phúc Điền , Lý Lai Trung ... Nếu kể hết nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh thì phải chiếm hết một nử bộ từ điển nhân vật lịch sử từ đời Đường đến đời Thanh .

4 . Nhân vật giang hồ , hào kiệt võ lâm được hư cấu trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh thường trực tiếp tham dự vào những sự kiện lịch sử vào những sự kiện lịch sử trọng đại hoặc chí ít cũng là người trải qua hay chứng kiến những sự kiện lịch sử đó . Họ thường xuất hiện ở hoàng cung đại nội , hoặc phủ đệ của các đại thần . Ngay từ Long hổ đấu Kinh Hoa cách cục cơ bản của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đã được định hình , thể hiện rõ đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết của ông

Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh phần lớn có sắc thái chính trị rõ ràng , mượn câu chuyện truyền kỳ mà tả biến động lịch sử , đó mới là mục đích thẩm mỹ của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh . Kể sự kiện lịch sử , chỉ ra diện mạo của lịch sử , phẩm bình nhân vật lịch sử , phân tích mâu thuẫn và nguyên nhân phát triển của lịch sử , biểu hiện xu thế phát triển của lịch sử , đã hình thành nên chủ đề riêng biệt mà các tiẻu thuyết võ hiệp trước kia chưa từng có . Chính vì thế mà tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh vừa xuất hiện đã khiến cho tai mắt của người ta thấy ngay một trời đất mới .

Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đương nhiên không phải là tiểu thuyết lịch sử mà là tiểu thuyết võ hiệp phái mới có sự kết hợp giữa lịch sử với truyền kỳ .

Loại kết hợp lịch sử với truyền kỳ này bao gồm 4 tầng , nội dung khác nhau đó là : chính sử ( hay tín sử ) dã sử , văn học sử , sáng tạo và hư cấu của tác giả .

1 . Chính sử ( hay cũng gọi là tín sử ) như trên đã nói , là lấy sự kiện lịch sử trọng đại và nhân vật lịch sử có thật làm tài liệu , đây là cái khung bên ngoài của tác phẩm .

2 . Dã sử - bao gồm bộ phận chưa được chính sử ghi lại nhưng có thể có trong ghi chép của tư nhân hoặc truyền thuyết nhân gian , cũng bao gồm cả tưởng tượng sáng tạo , phân tích và bổ sung của tác giả đối với lịch sử ; gồm cả phần đáng tin cũng bao gồm cả phần lời của nhà tiểu thuyết chưa chắc đã đáng tin , tức là tăng thêm sắc thái truyền kỳ và hứng thú nghệ thuật loại nội dung này trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh rất phong phú . Chẳng hạn như đĩnh kích án , hồng hoàn án trong nội cung nhà Minh được miêu tả trong Bạch phát ma nữ ; hay những tình tiết như Thuận Trị xuất gia , Khang Hy giết cha , Cái chết của Đổng Tiểu Uyên ..v...v được viết trong Thất kiếm hạ thiên sơn đều là căn cứ vào tài liệu lịch sử mà viết nên .

3 . Văn học sử là chỉ lấy những câu chuyện truyền kỳ trong văn học sử về những hình tượng nhân vật , làm phục hoạt trong tác phẩm . Chẳng hạn như Không Không nhi trong Đại Đường du hiệp truyện , Hồng Tuyến Nữ , Nhiếp Ấn Nương trong Long Phượng bảo thoa duyên con cháu hảo hán Lương Sơn Bạc trong Phong Vân lôi điện ... Những câu chuyện , nhân vật mà tiền nhân đã hư cấu này , vì đã trải qua thời gian dài lâu mà trở thành một bộ phận lịch sử ( văn học sử ) tuy không phải là chính sử , thậm chí cũng không phải là dã sử nhưng tác giả viết ra một cách hợp thời nên lại làm tăng thêm không khí lịch sử của tiểu thuyết , đồng thời làm tăng thêm ý vị truyền kỳ của tác phẩm .

4 . Hư cấu của tác giả - đương nhiên bao gồm các nhân vật võ lâm do tác giả hư cấu nên tham dự vào lịch sử cũng bao gồm cả cuộc sống giang hồ của nhân vật võ lâm . Loại cuối cùng này là mạng sống của tiểu thuyết võ hiệp võ hiệp truyền thống , đương nhiên cũng là chủ thể của tiểu thuyết ( nhân vật chính )

Như vậy , có thể nhìn tiểu thuyết từ nhiều góc độ , nhìn từ bên ngoài là cái kỳ của 3 loại sử ( chính sử , dã sử , văn học sử ) hoặc nếu không kể văn học sử thì còn lại chính sử và dã sử , chúng sẽ làm tăng thêm tính chất đáng tin của tiẻu thuyết võ hiệp ; người ta có thể không tin tiểu thuyết , nhất là tiểu thuyết võ hiệp , nhưng không thể không tin lịch sử , nhất là chính sử . Còn nhìn từ góc độ khác , từ trong ra ngoài thì tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đúng là tiểu thuyết , mà lại là tiểu thuyết truyền kỳ , chủ thể câu chuyện của nó là hư cấu có nhân vật truyền kỳ của nó , còn bề mặt bên ngoài của nó lại là cái khung , tài liệu lịch sử .

Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đã kết hợp lịch sử với truyền kỳ , đem 2 thứ vốn thuộc 2 lĩnh vực khác nhau ( giang hồ và giang sơn ) kết hợp lại sáng tạo nên một thế giới võ hiệp mới mẻ .
Trong lịch sử văn học Trung Quốc , trước kia đã có hai truyền thống khác nhau là diễn sử và truyền kỳ nhưng giữa hai truyền thống này lại có mối liên hệ bí ẩn . Trong tác phẩm diễn sử ( hay giảng sử ) thường bao hàm nhân tố truyền kỳ như những câu truyện cầu gió Đông , Thuyền cỏ mượn tên , Kế bỏ thành không ...v...v trong Tam Quốc diễn nghĩa ; ngược lại trong tác phẩm văn học truyền kỳ cũng bao hàm nhiều nhân tố lịch sử , như hình tượng Lý Tĩnh và câu chuyện về Lý Thế Dân trong Cầu Nhiêm Khách ; việc nhận chiêu an và câu chuyện về anh em Tống Giang trong Thuỷ Hử v..v.. Nhưng dù thế nào chúng cũng thuộc lại loại văn khác nhau .

Còn Lương Vũ Sinh thì đã đem lại sự ám hợp của chúng phát triển thành sự thực , đem hai loại văn hợp thành một , trở thành hình thức truyền kỳ lịch sử , tất nhiên là khiến người ta cảm thấy mới mẻ . Người xưa cho rằng Tam Quốc diễn nghĩa là đệ nhất tài tử thư , tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh cũng có thể coi là tài tử thư , còn như thứ mấy là chuyện khác . Có thể nói công lao mở đầu của ông không thể coi thường .

Cái mới của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh , thực ra không phải chỉ ở sự kết hợp lịch sử với truyền kỳ mà là ở quan điểm lịch sử của ông và cái mới của sự bình giá lịch sử .

Thuỷ Hử truyện về sau phải trải qua nhiều bước thăng trầm , khi thì bị cấm chỉ , khi thì được đề cao , nguyên nhân vì nó thuộc loại truyện tạo phản , bức tên Lương Sơn , nhưng bộ sách này chẳng qua chỉ chống quan tham không chống hoàng đế , quan điểm của nó có hạn chế rõ ràng .

Còn tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh được viết từ những năm 50 của thế kỷ XX , đế chế bị lật đổ hơn 40 năm , lại viết ở Hồng Kông là một xứ sở thương nghiệp vì thế theo quan niệm tư tưởng của con người hiện đại ở thế kỷ XX để sáng tác và bình giá câu chuyện và nhân vật lịch sử . Bản thân Lương Vũ Sinh lại là người có tài năng về sử học vì thế mà cũng một giai đoạn lịch sử ấy được ông nhỉn với một quan điểm khác , từ một góc độ khác mà sáng tạo nên , đã khám phá ra ý nghĩa mới .

Quan điểm lịch sử mới trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh bao gồm: tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước, vừa chống tham quan vừa chống Hoàng đế, đồng tình với kẻ yếu và dân tộc bị áp bức, luôn đứng về phía nhân dân, biểu dương tinh thần văn hoá dân tộc, ca ngợi những nhân vật anh hùng trong lịch sử -Họ hoặc là lãnh tụ khởi nghĩa nông dân, hoặc là danh thần của triều đình. Cho nên cái khung và tài liệu của Lương Vũ Sinh là cũ nhưng thiết kế và kiến trúc bên trong lại là mới. Tức là từ điểm nhìn mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, những biến động của triều đình và những nhân vật lịch sử, đứng trên lập thích lịch sử. Do Lương Vũ Sinh viết một cách thông tục dễ hiểu lại rất linh hoạt cho nên có sức hấp dẫn và tác dụng tinh thần lớn lao. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều Hoa kiều ở nước ngoài dã dùng tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh và Kim Dung làm sách giáo khoa để dạy con em học văn, sử Trung Hoa.

Đương nhiên, đối với độc giả ở đại lục Trung Hoa đương đại am hiểu lịch sử, có quan điểm lịch sử văn hoá và phương pháp đánh giá hiện đại thì có lẽ cảm thấy quan điểm lịch sử của Lương Vũ Sinh không có gì mới lạ, bởi vì Lương Vũ Sinh thuộc phái tả ở Hồng Kông (tức phái thân đại lục), quan điểm lịch sử của ông nhất trí với quan điểm của đại lục, điều ấy là có thể lý giải được. Chẳng hạn như tuyệt đối đứng về phía khởi nghĩa, phản kháng, không do sự miêu tả lãnh tụ Nghĩa Hoà đoàn Tào Phúc Điền, lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Lý Tự Thành thành nhân vật anh hùng chính diện, điều này không thể là phổ biến ở Đài Loan. Nghe nói nhà đương cục ở Đài Loan đã cấm phát hành tiểu thuyết Bích huyết kiếm của Kim Dung vì trong tác phẩm này Kim Dung đã miêu tả tên phản tặc Lý Tự Thành như 1 người anh hùng lõi lạc. Thực ra, về mặt này Lương Vũ Sinh còn vượt xa Kim Dung. Đối với độc giả ở thập kỷ 80, việc Lương Vũ Sinh miêu tả lãnh tụ và đoàn thể Nghĩa Hoà đoàn thành nhân vật chính của lịch sử như trong tiểu thuyết Long Hổ đấu Kinh hoa và Thảo mãng long xà truyện là không thoả đáng, bợi vì phong trào Nghĩa Hoà đoàn đại biểu cho ý thức phong bế, lạc hậu. Ngưng câu chuyện không phải chỉ như thế. Lưong Vũ Sinh viết 2 bộ sách này với quan điểm rõ ràng. 1 là Lương Vũ Sinh đã phân chia nhân vật trong Nghĩa Hòa đoàn ra làm các hệ khác nhau, 2 là tinh thần dân tộc và chủ đề chống xâm lăng là đúng đắn; 3 là, nhân vật chính của tác phẩm đại biểu cho quan điểm của tác giả lại là nhân vật hư cấu. Người viết (tức Trần Mặc) không có ý biện giải cho 1 quan diểm lịch sử nào, đối với tinh thần Nghĩa Hoà đoàn người viết cũng không tán dương mà chỉ muốn chứng minh cái mới của quan điểm lịch sử trong tiểu thuyét Lương Vũ Sinh.

Quan điểm lịch sử mới nhất, có lẽ là sự khẳng định hoàn toàn dối với Võ Tắc Thiên trong Nữ đế Kỳ anh lục. PHải nói đay là 1 tác phẩm đã dẫn đến sự tranh luận trong giới sử học. Dề cập dến sách này la muốn chứng minh rằng Lương Vũ Sinh đã dành rất nhiều công phu cho việc tìm hiểu lịch sử Trung Quốc, và có kiến giải độc đáo của mình. Còn như có đồng ý với Lương Vũ Sinh không lại là 1 chuyện khác. Dù có đồng ý hay không thì cxung cần tôn trọng ý kiến của ông, bởi vì không phải tuỳ tiện nói ra mà đã thành nhất gia chi ngôn (lời của 1 nhà).

Thực ra chúng ta cũng không cần phải thảo luận quá nhiều về điều này vì đây không phải là 1 chuyện đề về sử học, mà là quan điểm lịch sử trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh, chỉ cần nhận thấy có đại biểu cho 1 thái đọ đối với lịch sử của con người ở thế kỷ XX.

Sự kết hợp giữa lịch sử và truyền kỳ trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đã trở thành 1 loại mô thức tự sự cơ bản; mà bản thân mô thức này trong tiến trình sáng tác của Lương Vũ Sinh lại có sự phát triển và biến hoá.

1 là sự phát triển biến hoá từ chủ nghĩa tả thực sang chủ nghĩa lãng mạn. 2 tác phẩm Long hổ đáu Kinh hoa và Thảo mãng long xà truyẹn cơ bản là hình thức tả thực mà những tác phẩm như Bạch phát ma nữ, Thất kiếm hạ thiên sơn lại được viết 1 cách lãng mạn thấu thoát. Đay không chỉ do tác giả đã thành thục mà còn do sự cải biến cách nhìn dối với lịch sử.

2 là sự thay đổi tỉ lệ giữa lịch sử và truyền kỳ. Sự biến đổi này càng dễ thấy, là sự thay đổ theo thực tế tác phẩm. Ở Long Hổ đấu Kinh hoa và Nữ đế kỳ anh lục, tỉ lệ lịch sử chỉ còn là bối cảnh mờ nhạt. Bình tung hiệp ảnh lục thì lịch sử là cơ bản, mà Giang hồ tam nữ hiệp thì truyền kỳ lại là cơ bản.

3 là sự biến hoá quan niệm tư tưởng.

Những tiểu thuyét thời kỳ đầu như Thát kiếm hạ Thiên Sơn... thí chủ đề là đấu tranh dân tộc, phản Mãn chống Thanh là nghĩa cử đương nhiên. Đến thời kỳ sau, khi viết Võ lâm thiên kiêu thì chủ đề lại là đoàn kết dân tộc, Tống - Kim chung sống hoà mục, nhân dân an cư lạc nghiệp đã trở thành nguyện vọng của nhân vật chính Đoàn Vũ Xung ( nhân vật này mang nửa dòng máu Hán, nửa dòng máu Kim). Đây đương nhiên cũng đại biểu cho một loại quan niệm giá trị mới của tác giả . Chính như chúng ta từng nói đến phần kết thúc Thiên long bát bộ của Kim Dung là từ tinh thần dân tộc , tinh thần yêu nước thăng hoa thành tinh thần quốc tế , yêu chuộng hoà bình , Võ lâm thiên kiêu của Lương Vũ Sinh cũng biểu hiện quan niệm lịch sử mới hơn và ý nghĩa tinh thần cao hơn . Hai nhà văn này quả là ăn ý với nhau .

Lương Vũ Sinh - Tác Giả Tác Phẩm - Phần 2 : Các Tác Phẩm Của Lương Vũ Sinh

Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh
Lương Vũ Sinh viết 35 bộ tiểu thuyết võ hiệp gồm 160 quyển . Theo thứ tự trong Lương Vũ Sinh hệ liệt Vĩ thanh thư điếm ở Hồng Kông xuất bản, 35 bộ đó là :

1. Long hổ đấu Kinh hoa
2. Thảo mãng long xà truyện
3. Bạch phát ma nữ truyện
4. Tái ngoại kỳ hiệp truyện
5. Thất kiếm hạ thiên sơn
6. Giang hồ tam nữ hiệp
7. Hoàn kiếm kỳ tình lục
8. Bình tung hiệp ảnh lục
9. Tán hoa nữ hiệp
10. Liên kiếm phong vân lục
11. Băng phách hàn quang kiếm
12. Vân hải ngọc cung duyên
13. Băng xuyên thiên nữ truyện
14. Hiệp cốt đan tâm
15. Phong lôi chấn cửu châu
16. Băng hà tẩy kiếm lục
17. Nữ đế kỳ anh lục
18. Đại đường du hiệp truyện
19. Long phượng bảo thoa duyên
20. Tuệ kiếm tâm ma
21. Phi phượng tiềm long
22. Cuồng hiệp. Thiên kiêu. Ma nữ
23. Minh đích phong vân lục
24. Quảng lăng kiếm
25. Phong vân lôi diện
26. Hãn hải hùng phong
27. Du kiếm giang hồ
28. Mục dã lưu tinh
29. Đạn chỉ kinh lôi
30. Tuyệt tái truyền phong lục
31. Kiếm võng trần ti
32. Huyễn kiếm linh kỳ
33. Võ lâm tam tuyệt
34. Võ lâm thiên kiêu
35. Vũ Đương nhất kiếm
( typed by thachhan )

Thành tựu và hạn chế của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh
Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh được gọi là tân phái là hoàn toàn chính xác .

Đúng như Liễu Tộ tiên sinh đã nói :

Tân phái là họ tự xưng và được độc giả thừa nhận . Loại tiểu thuyết võ hiệp của phái già như Giang hồ kỳ hiệp truyện của Bình Giang Bất Tiếu sinh thì loại kém cỏi chẳng sánh được . Nhưng đến thập lỷ 40 thì đã không thể đăng trên các báo lớn . Những tác phẩm ấy chỉ còn như những người mãi võ lưu lạc giang hồ , chẳng được ai coi trọng . Mãi đến khi tác phẩm của Lương Vũ Sinh , Kim Dung ra đời mới thay đổi được cục diện này . Báo chí Hồng Kông , Đài Loan , Singapore , Mailaixia , kể cả các báo lớn , đều trả tiền nhuận bút rất cao , tranh thủ đăng vì độc giả muốn đọc tiểu thuyết võ hiệp ...

Phái mới , mới ở chỗ dùng thư pháp nghệ thuật , xây dựng nhân vật , khắc hoạ tâm lý , miêu tả hoàn cảnh , ... mà không còn chỉ dựa vào trần thuật tình tiết câu truyện như trước kia nữa . Họ còn chú ý đến chữ nghĩa , loại bỏ những thứ ngôn ngữ cũ kỹ sáo mòn , có khi còn dùng cả Tây học , hấp thu kỹ xảo biểu hiện và sắp xếp tình tiết câu truyện trong tiểu thuyết Tây Dương . Điều ấy mở ra cho tiểu thuyết võ hiệp một trời đất mới , hiện ra một cảnh tưởng mới , khiến cho nhã tục cộng hưởng ( người cao thanh nhã và người bình dân thưởng thức ) , ngay cả các bậc đại nhã công tử cũng say mê đọc , sách chẳng rời tay .
( Liễu Tô - Lương Vũ Sinh dưới bóng hiệp - Tạp chí Độc thư 1988 )

Đây là khẳng định tính chất mới mẻ của tiểu thuyết võ hiệp Lương Vũ Sinh lúc bấy giờ .

Ngày nay đọc lại vẫn có thể thấy tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh phong nhã thanh tân , tài học phong phú . Tiểu thuyết Lương Vũ Sinh xứng đáng là tiểu thuyết của nhà văn trong văn học thông tục đương đại , không những là viết với tư cách nhà văn mà còn lấy quan niệm mới của văn nhân đương đại để cải tạo hình thức tiểu thuyết võ hiệp truyền thống. Nhìn từ bên ngoài tựa hồ như vẫn còn mang dáng dấp truyền thống , kỳ thực tác giả cố ý bảo lưu dáng vẻ bên ngoài còn bên trong thì đã cải biên từ quan niệm , nội dung , kỹ xảo , phương pháp , hình thức. Có thể nói Lương Vũ Sinh và Kim Dung đã nâng cao phẩm chất của tiểu thuyết võ hiệp và mở ra con đường cho tiểu thuyết võ hiệp tân phái .

Lương Vũ Sinh - Tác Giả Tác Phẩm - Phần 1 : Lời Tác Giả

Bài nghiên cứu sau đây về Tác Giả KH Lương Vũ Sinh được Ngọn Gió Buồn đăng ở TTVNOL:

Phàm đã là người trên giang hồ , ít ai không biết tới cái tên Lương Vũ Sinh . Nhưng biết và biết như thế nào là điều đáng bàn. Không giống như Kim Dung, hay Cổ Long , tài liệu về Lương Vũ Sinh khá hiếm và đôi khi còn sai lệch rất nhiều . Vì thế , Ai Phong tại hạ mạo muội post tài liệu này lên cho các vị bằng hữu và đồng đạo võ lâm nào cõ nhã hứng thưởng lãm - cũng coi như một món quà tết nho nhỏ gửi đến mọi người .
Một năm mới tràn đầy hạnh phúc .
Ai Phong kính bút . 
 

Lương Vũ Sinh (梁羽生; pinyin: Liáng Yǔshēng) (5 tháng 4, 1926, có tài liệu ghi là 1924 – 22 tháng 1, 2009) [1]) là một nhà văn Trung Quốc viết truyện kiếm hiệp. Cùng với Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Ôn Thụy An, Lương Vũ Sinh được tôn làm "Võ hiệp ngũ đại gia".Lương Vũ Sinh tên thật là Trần Văn Thống (陈文统, Chen Wentong), sinh tại Quảng Tây, Trung Quốc năm 1924 và qua đời tại Sydney, Úc năm 2009.

Võ lâm trưởng lão Lương Vũ Sinh
Lương Vũ Sinh là tị tổ của tiểu thuyết võ hiệp tân phái , với Long hổ đấu kinh hoa , khai sáng kỷ nguyên mới với lịch sử tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc . Với loạt tiểu thuyết nổi tiếng như Bạch Phát ma nữ , Thất kiếm hạ thiên sơn , Vân hải ngọc cung duyên , Bình tung hiệp ảnh , Đại Đường du hiệp truyện , Vũ Đương nhất kiếm , v..vv...Lương Vũ Sinh được hâm mộ , được coi là khai sơn tị tổ , là trưởng lão võ lâm .

Đối với Lương Vũ Sinh , tôi ( tức tác giả ) hiểu biết không nhiều, bởi vì sách vở viết về ông không nhiều ( Ở Hồng Kông , người đầu tiên viết về Lương Vũ Sinh là Liễu Tộ . Điều đáng buồn là ngay đến năm sinh của Lương Vũ Sinh các tài liệu cũng không nhất trí )

Lương Vũ Sinh tên thật là Trần Văn Thống , quê ở huyện Mông Sơn tỉnh Quảng Tây . Gia đình ông giàu có , thưở nhỏ học tập ở quê nhà , thích du lịch và rất mê thơ , từ cổ điển và sách văn , sử Trung Quốc . Trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật , các nhà nghiên cứu văn sử như Giản Hựu Văn , Nhiêu Tông Di , đến Mông Sơn có ở trong nhà Lương Vũ Sinh một thời gian khá lâu , cậu bé Trần Văn Thống nhờ đó mà học tập được rất nhiều và có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông sau này .

Về sau , Lương Vũ Sinh vào học ở trường Lĩnh Nam đại học ( nay là trường Đại Học Trung Sơn ) tại khoa kinh tế . Năm 1949 , Lương Vũ Sinh đến Hồng Kông làm việc tại Đại công báo . Ngoài thời gian làm công việc biên tập , ông cũng viết một số bài cho báo , cái tên Trần Văn Thống rất ít khi xuất hiện trên báo , những cái tên thường dùng đều là bút danh :

- Lấy tên Lương Tuệ Như viết tiểu phẩm lịch sử .
- Lấy tên Phù Dung Ninh viết tuỳ bút văn học .
- Lấy tên Lý Phu Nhân viết hộp thư Lý Phu Nhân .
- Lấy tên Trần Lỗ viết bình luận về cờ .

Những bút danh ấy đều khá nổi tiếng . Đương nhiên lừng lẫy nhất vẫn là bút danh Lương Vũ Sinh với tiểu thuyết võ hiệp , đến nỗi phần nhiều độc giả không biết đến cái tên Trần Văn Thống nhưng nghe tên Lương Vũ Sinh thì như sấm bên tai . Cái tên Lương Vũ Sinh . Chữ Lương trong họ Lương trong Lương Tuệ Như ; còn Vũ Sinh có quan hệ với việc ông rất hâm mộ nhà văn Cung Bạch Vũ .

Lương Vũ Sinh và Kim Dung là đồng sự và có chung sở thích : đọc võ hiệp , bình luận tiểu thuyết võ hiệp và viết tiểu thuyết võ hiệp . Ngoài tiểu thuyết võ hiệp , Kim Dung còn làm nhiều việc: biên kịch và đạo diễn điện ảnh , làm báo , viết chính luận , và còn hoạt động chính trị . So ra Lương Vũ Sinh thuần tuý , chuyên nghiệp hơn nhiều . Ông chẳng những viết tiểu thuyết võ hiệp trước Kim Dung mà kết thúc cũng muộn hơn , ngoài viết tiểu thuyết võ hiệp trước Kim Dung mà cũng kết thúc muộn hơn , ngoài viết tiểu thuyết võ hiệp ra , chỉ viết một số tiểu phẩm . Đến năm 1962 cũng từ chức biên tập đóng cửa làm tác gia tiểu thuyết chuyên nghiệp . Thời gian sáng tác của tiểu thuyết của ông cũng gấp đôi Kim Dung , tròn 30 năm , số lượng của ông thì hơn gấp đôi , gồm 35 bộ trường thiên tiểu thuyết .

Vào thập niên 90 , Lương Vũ Sinh theo con sang định cư ở Úc , mấy năm ( 2001 ) gần đây bệnh tật liên miên , đến nỗi kế hoạch về thăm đại lục năm 1995 cũng đành phải gác lại , người viết ( tức tác giả ) vì thế rất lấy làm tiếc vì không có cơ hội bái kiến bậc tiền bối , rất lấy làm tiếc .

Về cuộc đời của Lương Vũ Sinh có thể thấy những đặc điểm sau đây :

1.Lương Vũ Sinh không những đa tài nghệ mà còn có học thức uyên bác , nhất là về văn chương và lịch sử Trung Quốc , thi từ , đối liễn , kỳ đạo , về phương diện nào cũng rất xuất sắc , Kim Dung cũng không sánh kịp . Những tri thức này rất có ích cho sự nghiệp sáng tác tiểu thuyết võ hiệp của ông .

2. Lương Vũ Sinh là con người chí tình , có phong độ của danh sĩ Trung Quốc ngày xưa . Nghe nói trong tuần trăng mật đưa vợ đi du lịch nhưng để vợ ở khách sạn còn mình thì đi đánh cờ với bạn quên cả về . Điều này với sáng tác tiểu thuyết nhất là việc xây dựng hình tượng nhân vật chính có ảnh hưởng rất sâu đậm.

3. Lương Vũ Sinh học rất nhiều môn , kiến thức vừa rộng vừa sâu , tính cách kiên nghị và chuyên nhất , dành trọn 30 năm để viết tiểu thuyết võ hiệp , kiên trì nhẫn nại không rời . Dẫu có những khi rất vất vả khó khăn nhưng ông không hề thay đổi , không hề hối hận , đúng là phong độ hiệp sĩ . Không phải ngẫu nhiên mà ông trở thành vị tông sư của tiểu thuyết võ hiệp tân phái . Kẻ hậu học có thể coi tinh thần gắn bó suốt đời với sự nghiệp như Lương Vũ Sinh như một tấm gương .

4. Lương Vũ Sinh là một tác gia tả phái trên văn đàn Hồng Kông , ông luôn luôn hưóng về đại lục , gần gũi ý thức và quan niệm văn học của các nhà văn Trung Quốc . Đó là cái đạo lập thân của văn nhân hoàn toàn không có nhu cầu làm quan , tham chính . Điều này có thể thấy trong tác phẩm của ông . Lương Vũ Sinh là hội viên Hội Nhà Văn Trung Quốc , đã từng tham gia Đại Hội đại biểu nhà văn Trung Quốc lần thứ tư , ra sức bảo vệ cho vị trí của tiểu thuyết võ hiệp trên văn đàn . Từ đó có thể thấy được lòng say mê chân thành , lòng tự trọng và tiết tháo của ông .

Lương Vũ Sinh là một nhà văn chân chính .

Chính là :
Độc lập thương mang mỗi trướng thiên
Ân cừu nhất lệ phó vân yên ,
Đoạn hồng linh nhạn thặng tàn thiên .
Mạc đạo bình tung tuỳ thệ thuỷ ,
Vĩnh tôn hiệp ảnh tại tâm điền .
Thử trung tâm sử sảnh thuỳ truyền .
( bài từ theo điệu Cán Khê sa - đây cũng là lời mở đầu tác phẩm Bình tung hiệp ảnh )

( Tạm dịch theo nguyên điệu :
Đứng giữa mênh mang lại xót xa ,
Ngổn ngang nợ nước với thù nhà ,
Hồng đơn nhạn lẻ cánh thư nhoà .
Chớ bảo dấu bèo theo nước chảy ,
Mãi còn bóng hiệp giữa lòng ta .
Nỗi niềm tâm sự cậy ai mà ...
)